Quyết định đem một bé chó con mới về nhà sẽ thay đổi cuộc sống của bạn mãi mãi. Nuôi một bé cún chắc chắn sẽ có rất nhiều công việc bận rộn, nhưng chúng cũng mang lại nhiều niềm vui cho cuộc sống của bạn. Cho dù bạn đang nuôi bé chó đầu tiên của mình hay chỉ cần một khóa học bồi dưỡng, những điều sau đây là những điều bạn cần biết để đưa bé chó của mình đi đúng hướng khi trưởng thành.
Chọn đúng đối tượng
Nếu đã tìm ra được thời điểm thích hợp nhất để nhận nuôi một bé cún con, bạn cần phải chọn một bé cún phù hợp nhất với mình. Bởi lẽ chính bé sẽ là người bạn đồng hành với bạn trong khoảng thời gian thật dài. Đôi khi một chú cún con có thể tình cờ bước vào cuộc sống của bạn và bạn có thể cảm nhận được sự kết nối tức thì, nhưng chuyện này không phải lúc nào cũng xảy ra suôn sẻ như vậy.
Đầu tiên, bạn cần xem xét lối sống của mình như thế nào để chọn bé cún với tính cách phù hợp. Chẳng hạn như nên chọn loại thuần chủng hay là giống lai? To hay nhỏ? Thậm chí còn có nhiều yếu tố cần phải xem xét, chẳng hạn như nhu cầu chải chuốt và tập thể dục, tính khí và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Tiếp theo, bạn cần phải quyết định nơi để tìm nuôi bé chó. Có nhiều lựa chọn chẳng hạn như một số người chọn nhận nuôi từ các tổ chức giải cứu và bảo hộ động vật, một số khác tìm đến các cửa hàng bán thú cưng hay nhận nuôi lại từ các lứa chó con mới đẻ của bạn bè, người thân. Hiểu rõ về nguồn gốc, giống loài và hoàn cảnh của bé chó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy bé sau này.
Chuẩn bị chu đáo trước khi rước cún về
Trước khi mang bé cún về nhà, bạn cần phải đảm bảo rằng ngôi nhà của mình càng an toàn càng tốt, cho cả chó con mới và đồ đạc của bạn. Đầu tiên là các loại dây điện, chất độc tiềm ẩn và các vật dụng dễ đứt phải được đặt hoàn toàn xa tầm với. Hãy nhớ rằng chó con của bạn có thể nhảy, leo trèo, nhai và cào, vì vậy hãy đặt những thứ đó ở trên cao hoặc trong tủ có khóa.
Lưu ý rằng các loại chốt khóa "an toàn cho trẻ em" không có xu hướng hoạt động đối với những chú chó con tò mò và cương quyết. Tốt nhất bạn nên cố định tủ và ngăn kéo dưới bằng khóa hoặc phần cứng kim loại. Chọn loại khóa mà cún không thể nhai hoặc hoặc khó mở sẽ tốt hơn.
Lắp đặt cổng dành cho thú cưng nếu cần thiết để giữ chó con của bạn tránh xa một số phòng nhất định trong nhà. Bạn nên để chó tránh xa nhà bếp (đặc biệt là thùng rác) và cầu thang. Việc bảo vệ chó con đúng cách không chỉ giúp bé an toàn mà còn giúp bạn yên tâm hơn.
Đặt tên cho chó con
Khi đã rước bé chó về và trở thành một thành viên của gia đình, việc đặt tên càng sớm càng tốt cũng là điều quan trọng. Rõ ràng việc bạn gọi tên bé cún liên tục trong suốt quãng đời còn lại của nó, và đó cũng là dấu hiệu để bé nhận biết nên chọn một cái tên sáng suốt cũng cần được cân nhắc.
Khi đặt tên cho chó con, bạn cần chú ý chọn một tên đẹp và không quá dài, phải dễ nói và đơn giản để cho bé cún hiểu được. Điều quan trọng nữa là tên của bé không nên quá giống với những từ khác mà bạn định dạy cho bé.
Bạn có thể đặt tên cho con chó con của mình một cái gì đó mô tả tính cách hoặc về ngoại hình của bé. Hoặc là bạn có thể chọn một tên có ý nghĩa độc đáo đối với mình. Khi đã chọn được một cái tên, bạn hãy sử dụng nó thật nhiều. Chẳng bao lâu nữa, bé cún con sẽ học được tên của nó và đáp lại khi bạn gọi chúng.
Vật dụng cần thiết cho chó con
Bé chó sẽ cần một số vật dụng cần thiết ngay từ đầu như những vật dụng cơ bản khi ăn uống, chỗ ở và những thứ thiết yếu để chăm sóc sức khỏe. Đầu tiên, các vật dụng quan trọng bao gồm dây xích và vòng đeo cổ có tên hoặc thông tin của bé, bát đựng thức ăn và nước uống, vài đồ chơi để nhai. Bạn cũng nên có một chiếc giường cho bé thoải mái và ấm áp.
Một số vật dụng này có thể sử dụng được khi bé chó của bạn già đi nhưng nhiều vật dụng trong số đó sẽ cần được thay thế khi chúng lớn lên. Một số mẹo để tiết kiệm tiền bạc như chọn mua loại vòng cổ có thể điều chỉnh được. Có thể mua cũi với kích thước lớn hơn cho sau này nhưng nên ngăn bằng hộp hoặc các đồ vật khác để có kích thước phù hợp với chó con.
Điều quan trọng là phải chuẩn bị đúng cách cho các chi phí liên quan đến việc sở hữu chó. Tạo ngân sách và cố gắng bám sát nó. Và đảm bảo có thêm tiền trong ngân sách để chuẩn bị cho các chi phí bất ngờ.
Chọn thức ăn cho chó con
Chế độ ăn uống của chó con có thể tạo ra tất cả sự khác biệt về sức khỏe và hạnh phúc trong tương lai của bé chó. Trước khi bạn quyết định chọn loại thức ăn cho chó con, hãy nghiên cứu về dinh dưỡng cho bé. Thăm hỏi ý kiến của bác sĩ thú y, các chuyên gia thú cưng và những người nuôi chó khác. Nếu thực phẩm bạn chọn ban đầu không đáp ứng được mong đợi của bé chó, bạn có thể dần dần chuyển sang thực phẩm khác phù hợp hơn.
Hiện nay, các lựa chọn về chế độ ăn uống cho các boss dường như là vô tận. Một số chủ thích cho các bé ăn thức ăn cao cấp, trong khi nhiều người cảm thấy rằng chế độ ăn tổng hợp / tự nhiên là tốt nhất. Ngoài ra, chế độ ăn tự nấu và chế độ ăn thô cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Dù là chế độ ăn như thế nào thì điều quan trọng là bạn cần xem xét chất lượng của các thành phần, bao gồm các chất dinh dưỡng thích hợp và hương vị. Đảm bảo chọn thức ăn thích hợp cho sự phát triển của chó con — không phải thức ăn dành cho chó trưởng thành hoặc thức ăn công thức "duy trì". Thức ăn phải tốt cho sức khỏe của bé chó và hơn hết và bé thích ăn loại thức ăn đó.
Thăm khám thú y định kỳ
Tốt hơn là bạn nên tìm bác sĩ thú y khi bắt đầu nuôi chó con. Trong vòng vài ngày kể từ khi đưa cún cưng về nhà, bạn nên đưa nó đến bác sĩ thú y để khám tổng quát. Việc này giúp kiểm tra sức khỏe tổng thể của bé, nhận các lời khuyên từ bác sĩ thú y cũng như giúp bé chó ít sợ khi phải đến phòng khám hơn. Đặc biệt là trong khoảng 6 tháng đầu tiên của chó con khi chúng cần tiêm vaccine hay triệt sản.
Bác sĩ thú y có thể giúp xác định sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào và tư vấn cho bạn cách chăm sóc chó lâu dài. Lần thăm khám đầu tiên cũng mở ra cánh cửa giao tiếp với bạn và bác sĩ thú y của bé. Để giúp giảm chi phí cho cún cưng, bạn có thể cân nhắc mua bảo hiểm sức khỏe cho thú cưng, bảo hiểm này có thể chi trả tới 80% chi phí chăm sóc sức khỏe cho cún của bạn.
Tiêm vắc-xin cho chó con
Vắc xin bảo vệ con chó con và những con chó khác khỏi những căn bệnh có thể gây tử vong. Cũng giống như trẻ sơ sinh của con người, chó con (và mèo con) cần được chủng ngừa cơ bản để tiếp nhận khi các kháng thể tự nhiên mất dần. Chủng loại tiêm phòng cho chó con là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong giai đoạn đầu đời của các bé cún.
Việc tiêm phòng cho vật nuôi đã trở nên gây tranh cãi đối với những người sợ vắc xin nói chung. Đây cũng là một phần lý do khiến nhiều bác sĩ thú y đang hướng tới một quy trình ba năm (thay vì hàng năm) cho chó trưởng thành. Tuy nhiên, đối với chó con, việc tiêm vắc-xin sớm có hiệu quả phòng ngừa bệnh cực kì cao. Bệnh ở chó con cũng nghiêm trọng hơn so với chó trường thành, có thể gây tử vong cho chúng hoặc còn có thể lây sang con người.
Việc thăm khám thú ý định kỳ một vài tuần/ lần không chỉ giúp theo dõi sự phát triển và sức khỏe tổng thể của bé chó, mà bác sĩ còn vạch ra cho bạn kế hoạch tiêm chủng tốt nhất cho cún cưng của bạn.
Huấn luyện tại nhà cho chó con
Huấn luyện tại nhà là một trong những điều đầu tiên bạn sẽ dạy cho chú cún con mới của mình. Quá trình này đôi khi có thể khá khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn của người chủ.
Bạn nên bắt đầu huấn luyện tại nhà ngay sau khi mang chúng về nhà, Nói chung, chó con không thể kiểm soát khi muốn tiểu tiện hoặc đại tiện cho đến khi được khoảng 12 tuần tuổi. Vậy nên nếu bắt đầu nuôi bé chó nhỏ hơn như thế này thì hãy kiên nhẫn với bé một chút nhé.
Việc huấn luyện sớm có thể giúp chó con của bạn có thói quen. Khi bé cún lớn lên và phát triển khả năng kiểm soát được các chức năng cơ thể, nó sẽ biết phải làm gì. Theo nguyên tắc chung, bạn huấn luyện chó con đi vệ sinh bằng cách đưa chúng đến "chỗ ngồi bô" được chỉ định ngay sau khi ăn hoặc uống. Tuy nhiên, nếu bé chó vẫn chưa quen thì bạn hãy kiên nhẫn thực hiện nhiều lần cho bé quen nhé.
Huấn luyện cơ bản về hành vi
Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, bạn sẽ cần dạy thêm nhiều điều nữa cho chú chó của mình. Bắt đầu bằng hoạt động xã hội hóa. Tiếp theo, huấn luyện với dây xích sẽ tạo tiền đề cho việc dạy các lệnh cơ bản, như ngồi, chạy đến và đợi. Dạy các lệnh cơ bản khác nhau có thể giúp bạn hạn chế một số vấn đề về hành vi của bé sau này.
Bạn cần nhớ rằng chó con rất tò mò, hiếu động và đang mọc răng. Các bé chó đưa mọi thứ vào miệng, bất kể đồ đạc nào của bạn. Giải quyết vấn đề này bằng cách thay thế các đồ vật đó bằng một món đồ chơi cho cún con có thể nhai. Đánh lạc hướng bé cún của bạn khỏi những hành vi nghịch ngợm bằng cách đưa ra việc làm dễ chịu hơn, chẳng hạn như chơi một trò chơi, đi dạo hoặc hoạt động khác. Thưởng cho chú cún cưng của bạn những món ăn vặt hoặc khen ngợi vì đã chuyển được hành vi của chúng.
Mặc dù việc huấn luyện chó con có thể là một thách thức, nhưng kết quả sẽ khiến nỗ lực của bạn trở nên đáng giá. Nền tảng huấn luyện vững chắc sẽ mang lại sự tự tin cho bé cún. Những bé được huấn luyện tốt sẽ giúp chúng cảm thấy hạnh phúc hơn.
Xây dựng mối quan hệ với cún cưng
Mối quan hệ bạn có với chú cún của mình bắt đầu từ khi nó bước vào cuộc đời bạn và không ngừng phát triển. Bạn có thể nuôi dưỡng mối quan hệ này thông qua tình cảm, huấn luyện, những lúc chải chuốt, giờ chơi, tập thể dục chung và tham gia các hoạt động khác nhau. Bạn có thể tham gia một lớp học huấn luyện nghe lời cho bé chó, hoặc huấn luyện các môn thể thao dành cho chó để rèn sự nhanh nhẹn như trò ném bóng.
Một trong những cách tốt nhất để gắn kết với bé chó của bạn và cho phép bé gắn kết với những người khác, cụ thể là tham gia vào liệu pháp hỗ trợ động vật. Nếu chú cún của bạn phù hợp với liệu pháp, nó có thể được bắt đầu huấn luyện để thăm những người trong bệnh viện và viện dưỡng lão hoặc giúp trẻ em đọc và học. Tăng cường và duy trì mối quan hệ giữa người và chó có lợi cho sức khỏe và hạnh phúc của cả bạn và chó con của bạn.
Trang Pham